Như chúng ta đã biết: Học nấu ăn đang là ngành “hot” với giới trẻ hiện nay, bởi
vì:
ü
Dễ dàng tìm được khóa
học trung cấp Nấu ăn đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp nhanh có Bằng và được
giới thiệu việc làm ngay.
Nhưng, “Nấu ăn cũng là một nghệ thuật và người đầu bếp chính là nghệ sĩ” nên với đặc trưng nghề nghiệp đòi
hỏi người đầu bếp cần có sự tỉ mẩn, kiên nhẫn, khéo léo, và phối hợp nhịp nhàng
nhiều công việc để chuẩn bị cho sự “ra lò” sản phẩm của mình. Vậy:
Những công việc phải làm của người đầu bếp
Chuẩn bị nguyên liệu, vật dụng, thiết bị nấu ăn cần dùng trong
quá trình chế biến. Làm vệ sinh các thiết bị này cũng như quanh khu vực nấu ăn
để đảm bảo cho các món ăn sạch sẽ.
Chọn các nguyên liệu sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng để
đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
Tiến hành nấu ăn bằng các phương pháp rán, nướng, quay, luộc,
om, hấp, kho rim, nướng v.v… Chỉ đạo, phối hợp các hoạt động nấu ăn (trong
trường hợp của bếp trưởng).
Trình bày món ăn thật bắt mắt để thực khách cảm nhận được sự hấp
dẫn của món ăn.
Bảo quản các đồ thực phẩm.
Đào tạo và giám sát các nhân viên bếp khác.
Ngoài ra người đầu bếp còn có hàng trăm công việc tưởng giản đơn
như hướng dẫn khách hàng cách ăn uống, dọn món, tính toán nguyên liệu giá thành
phù hợp từ đi chợ, chế biến, cho tới khi món ăn được đưa lên bàn và được khách
hàng chấp nhận. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn phải tươi tắn, niềm nở
nhiệt tình. Và để có thể trở thành một người đầu bếp giỏi thì cũng cần sự chăm chỉ học chuyên môn, ham muốn thực hành, học
hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi và quốc gia khác nhau. Chúng sẽ giúp bạn lĩnh hội
các kỹ thuật và công thức món ăn mới cũng như gặp
gỡ rất nhiều người.
Những kỹ năng cần thiết
§
Kỹ năng sáng tạo: phải luôn ý thức cao việc chế biến, trình bày
món ăn như là việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
§
Kỹ năng quản lý: thể hiện ở khả năng tuyển dụng, chỉ đạo công
việc trong bếp và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.
§
Kỹ năng tổ chức: đó lad khả năng lập các bảng phân công nhiệm
vụ, bố trí vị trí, xây dựng các quy trình quản lý.
§
Kỹ năng lập kế hoạch: xây dựng thực đơn linh hoạt và đảm bảo
cung ứng các món ăn thích hợp cho khách hàng tại mọi thời điểm.
§
Kỹ năng tài chính: có thể kiểm soát chi phí bếp, cân đối giá
thành các món ăn.
Khả năng
v
Khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt
v
Có mắt thẩm mỹ tốt; nhạy cảm với mùi vị
v
Có khả năng làm việc dưới áp lực cao và làm việc theo nhóm
v
Có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo và sáng tạo.
Và thái độ
·
Chịu khó học hỏi, có ý chí phấn đấu, không ngại khó khăn..
·
Thích công việc nấu nướng, yêu nghề đầu bếp.
Nói tóm lại: tại mỗi căn bếp của các Nhà hàng, Khách sạn, Câu
lạc bộ, Tiệm ăn nhanh,… đều có những nét đặc trưng khác nhau, đòi hỏi người đầu
bếp phải linh hoạt, thích ứng với mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Nhưng dù ở bất
kỳ đâu, bất cứ vị trí nào trong những căn bếp đó thì người đầu bếp phải luôn rèn
luyện để có và giữ được TÀI – TÂM – ĐỨC của mình và đó chính là người đầu bếp
thành công.
Những công việc phải làm của người đầu bếp là làm việc với bếp xin giới thiệu các mẫu bếp đang thịnh hành cùng các đầu bếp tương lai: BOSCH PID775DC1E, BOSCH PUC631BB2EBOSCH PUJ631BB2E, BOSCH PPI82560MS, BOSCH PIJ651FC1E,BOSCH PID651DC5E, BOSCH PID675DC1E,BOSCH PID631BB1E
Trả lờiXóa